Tìm Hiểu Về Aha/Bha Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả Cho Từng Vấn Đề Da

  • 14-10-2021

AHA/BHA là gì vẫn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc, dù đây là 2 thành phần tẩy tế bào chết hóa học cực kỳ thông dụng hiện nay

Những thành phần dưỡng da có hiệu quả nhanh chóng thường sẽ có những phản ứng không mấy dễ chịu trên da. AHA/BHA chính là 2 thành phần đại diện trong số đó. Có hiệu quả thanh lọc tế bào chết cứng đầu trên da, đồng thời ngăn chặn các vấn đề về mụn viêm, bí tắc lỗ chân lông…...một cách toàn diện. Nhưng những phản ứng “khó chiều” khi hoạt động trên da của 2 hoạt chất này cũng khiến rất nhiều người e ngại. Cùng The Beauty Shop tìm hiểu AHA/BHA là gì trong bài viết ngày hôm nay nhé!

AHA (ALPHA HYDROXY ACID):

AHA là gì? Có công dụng như thế nào?

AHA là một acid gốc nước, có nguồn gốc từ trái cây, đường, sữa…..AHA có khả năng tan trong nước, đồng thời hấp thụ nước rất nhanh. AHA chủ yếu hoạt động trên bề mặt da với các hiệu quả như: làm sạch tế bào chết cứng đầu, kích thích tăng sinh Collagen & Elastin, dưỡng sáng đều màu da, dưỡng ẩm cho da, hỗ trợ điều trị mụn ẩn & giảm thâm sau mụn.

AHA có nguồn gốc từ 7 loại acid từ sữa, trái cây, đường…..Tuy nhiên, 2 gốc AHA thường gặp nhất trong mỹ phẩm đó là Glycolic Acid (từ đường) và Lactic Acid (từ sữa). AHA phù hợp hơn với những nền da khô, thiếu ẩm, dễ bong tróc.

AHA trong mỹ phẩm sẽ không có tất cả những công dụng kể trên, mà ở mỗi mức độ tỷ lệ % được ứng dụng, AHA sẽ có những mức độ hoạt động khác nhau:

AHA ở nồng độ 2% - 5%: Làm sạch tế bào chết, cải thiện tình trạng da sần sùi, loại bỏ lớp da khô bong tróc trên bề mặt da.

AHA ở nồng độ 5% - 10%: Giúp duy trì làn da mịn màng và khỏe mạnh, hỗ trợ giảm mụn đầu đen, sợi bã nhờn và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa như các nếp nhăn nông, da xỉn màu….

AHA ở nồng độ 12% - 15%: Có tác dụng trong việc loại bỏ các vết thâm sạm, xỉn màu trên da

AHA từ 20% trở lên: Thường được ứng dụng trong Spa/Clinic thẩm mỹ và được sử dụng dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ da liễu chuyên môn. Ở nồng độ cao này, AHA có khả năng lột tẩy mạnh và tái tạo bề mặt da mạnh mẽ, cải thiện nhanh chóng các vấn đề sẹo, thâm, dày sừng của da….Ở nồng độ cao, AHA sẽ gây ra cảm giác châm chích, rát, đỏ da khi sử dụng.


AHA được ứng dụng với tỷ lệ ~ dưới 1% trong sản phẩm sữa rửa mặt dạng kem dịu nhẹ 9White Facial Cleansing Milk. Ở nồng độ này, AHA sẽ hỗ trợ làm sạch dịu nhẹ các tế bào chết trên da mà không gây bào mòn da, cực kỳ an toàn khi sử dụng hằng ngày.

Xem thêm bài viết Cách Sử Dụng AHA Cho Người Mới Bắt Đầu

AHA phù hợp với loại da nào?

Vì hoạt động trên bề mặt da và có đặc tính ngậm nước, giữ ẩm nên AHA sẽ phù hợp nhất với những nền da khô - hỗn hợp khô. Những tình trạng như khô, bong tróc, dày sừng do tế bào chết tích tụ lâu ngày sẽ được cải thiện nhanh chóng và rõ rệt hơn nhờ AHA. AHA/BHA thường đi chung với nhau nên bạn hãy nhớ tham khảo AHA/BHA là gì trước khi quyết định thành phần nào phù hợp với da mình hơn nhé.

Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng AHA?

Thông thường, những phản ứng trên da khi sử dụng acid dưỡng da được gọi là “phản ứng làm quen”. Nghĩa là đây chỉ là các phản ứng tiếp xúc ban đầu của hoạt chất với da, chứ không phải hiện tượng kích ứng, dị ứng do không phù hợp. Các phản ứng này bao gồm ngứa rát, đỏ rát da. Nồng độ AHA càng cao thì phản ứng sẽ càng mạnh. Chính vì vây, bạn nên tránh bôi AHA sát vùng mắt. Sau khoảng 2-3 lần sử dụng, da của bạn sẽ quen với hoạt chất và không còn cảm giác này nữa.

AHA thường có mặt trong các sản phẩm nào?

Vì tính chất làm sạch & mịn bề mặt da, đồng thời hỗ trợ da sáng đều màu hơn, cũng như có hiệu quả nhẹ nhàng - mạnh theo từng cấp độ mà AHA được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm làm đẹp. 

Bạn có thể tìm thấy AHA trong các sản phẩm sữa rửa mặt, mặt nạ, toner, xịt khoáng, kem dưỡng, serum…...Hầu như mọi sản phẩm dưỡng da đều có thể bổ sung AHA. Thông thường, đối với các sản phẩm kem dưỡng, sữa rửa mặt, toner, xịt khoáng…..AHA thường sẽ được sử dụng ở nồng độ thấp (~2%) để có thể sử dụng hằng ngày mà không gây bào mòn da. Nồng độ 5% trở lên sẽ được ứng dụng ở các sản phẩm serum/tinh chất làm sạch tế bào chết chuyên biệt và không sử dụng hằng ngày.

Có thể bạn cũng quan tâm đến bài viết    PHA Là Gì? Công Dụng Của PHA Trong Mỹ Phẩm?

BHA (BETA HYDROXY ACID)

BHA là gì? Công dụng của BHA?

BHA cũng là một thành phần giúp loại bỏ tế bào chết như AHA. Nhưng khác ở một điểm là, nếu AHA là acid gốc nước và hoạt động trên bề mặt da, thì BHA là hoạt chất tan trong dầu và chủ yếu hoạt động bên trong lỗ chân lông. Chính vì vậy, những cải thiện mang tính chất “đẹp hơn” khi sử dụng BHA sẽ lâu thấy hơn so với AHA. Vì bạn sẽ phải trải qua quá trình đào thải bụi bẩn, bã nhờn, độc tố bên dưới da trước khi da có thể trở nên đẹp mịn hơn. 

BHA phổ biến nhất là Salicylic Acid, có nguồn gốc từ vỏ cây liễu trắng (White Willow Bark). Nồng độ BHA thường được ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da đại trà không kê đơn là 0,5% - 2%.

BHA có hiệu quả làm sạch và đào thải các cặn bã nhờn, bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông, điều tiết bã nhờn. Đồng thời, hoạt chất này cũng cải thiện hoạt động tế bào da để tăng cường cấu trúc da từ sâu bên trong. Qua hoạt động đào thải bụi bẩn dưới lỗ chân lông, BHA sẽ cải thiện rõ rệt các vấn đề da như: lỗ chân lông to, mụn đầu đen, mụn viêm, dầu thừa……

BHA phù hợp với loại da nào?
Vì đặc tính cân bằng, điều tiết bã nhờn và điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn gây mụn, nên BHA sẽ phù hợp hơn với những nền da dầu, hay gặp mụn. Nền da khô nếu dùng BHA thì sẽ dễ gặp tình trạng thiếu ẩm, khô da. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là da khô không được dùng BHA. Vẫn có nhiều nền da khô hay gặp tình trạng mụn ẩn, lỗ chân lông to và cần sự can thiệp của BHA. Vì vậy, nếu là da khô, bạn hãy sử dụng các loại BHA có bổ sung thêm nhiều thành phần dưỡng ẩm trong công thức nhé.

Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng BHA?

Cũng như AHA, BHA cũng có khả năng gây ra cảm giác rát, châm chích, ngứa đối với những ai mới bắt đầu sử dụng. Thêm vào đó, vì cơ chế hoạt động chính là đào thải bã nhờn, bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông nên ở thời gian đầu sử dụng (khoảng 1-2 tháng), các bã nhờn, nhân mụn bị đẩy lên sẽ khiến da bạn hơi “khủng hoảng”. Tuy nhiên, trải qua giai đoạn đào thải này, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt làn da căng mịn, đàn hồi hơn, mụn ẩn không còn, lỗ chân lông cũng được se nho đáng kể, ít gặp mụn sưng viêm hơn hẳn đấy. 

BHA thường có mặt trong các sản phẩm nào?

BHA thường được ứng dụng nhiều nhất trong các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chuyên biệt - dạng wash-off (rửa) và leave-on (để trên da). Nhìn chung, độ phủ của BHA trong các sản phẩm chăm sóc da không được rộng rãi như AHA. Bên cạnh chiết xuất Salicylic Acid thì một số nhà sản xuất cũng ứng dụng thành phần chiết xuất gốc là Vỏ cây liễu trắng để đưa vào bảng thành phần, mục đích là để giảm thiểu bớt những phản ứng quá mạnh mẽ của Salicylic Acid lên da. Kem dưỡng sáng da 9White Brightening Advanced Cream của The Beauty Shop cũng là một ví dụ điển hình. Sự có mặt của Vỏ cây liễu trắng (chứa Salicylic Acid) nhằm mục đích giúp lỗ chân lông được thông thoáng và giúp các thành phần khác thẩm thấu tốt hơn trên da, chứ không hề gây ra tác động đẩy mụn.

Tóm Kết về AHA - BHA

Dù là AHA hay BHA thì cả 2 đều là những hoạt chất tẩy tế bào chết hóa học mạnh, dễ gây phản ứng ngứa rát trên da khi mới bắt đầu sử dụng. Vì vậy, hãy tùy theo tình trạng và nhu cầu của da để lựa chọn thành phần và nồng độ hợp lý để sử dụng nhé. Qua bài viết AHA/BHA là gì, The Beauty Shop hy vọng bạn sẽ có kiến thức vững chắc về 2 thành phần siêu hot này nhé!

Để tìm hiểu thông tin chi tiết về các sản phẩm dưỡng sáng - nâng cơ da - điều trị mụn, điều trị nám được ứng dụng công nghệ tế bào thực vật tại The Beauty Shop, xem thêm tại đây: https://thebeautyshop.store

Like & Follow Fanpage The Beauty Shop để cập nhập các thông tin ưu đãi & mẹo làm đẹp từ Beauty Shop: https://www.facebook.com/TheBeautyShop.store  


 
 

Bài viết liên quan